Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

[Dịch] Sự chuyển hóa về quy phạm tình dục trong văn học Nhật Bản


The full article in English belongs to Damian Flanagan @ The Japan Times.  
Nguồn: http://www.japantimes.co.jp/culture/2016/11/19/books/shifting-sexual-norms-japans-literary-history/#.WD3eKNJ97IX  
Bản dịch chưa có sự đồng ý của người viết xin vui lòng đừng mang ra khỏi blog này. 
Đây là bài dịch mang tính chia sẻ miến phí, ngoài ra không còn mục đích nào khác. 
Người dịch: Hina.K 
Đây là phần mở đầu trong loạt bài gồm ba phần viết về tình dục trong văn học Nhật Bản của tác giả Damian Flanagan.


Tình yêu tuổi trẻ: Bản khắc gỗ của nghệ nhân Ishikawa Toyonobu (khoảng năm 1740) mô tả mối quan hệ giữa wakashu (cậu trai trẻ) và người đàn ông trưởng thành.
 (Credit image: http://www.japantimes.co.jp/wp-content/uploads/2016/11/p22-flanagan-sexual-a-20161120-870x627.jpg)

Hơn 3,000 phụ nữ và 900 đàn ông - đó là số người tình, tính được theo sự hồi tưởng, của nhân vật chính trong tiểu thuyết "Koshoku Ichidai Otoko"⑴ năm 1682 của Ihara Saikaku. Saikaku, sinh năm 1642 tại Osaka, trở thành một nhà thơ nổi tiếng viết về sự thay đổi, cởi mở trong tình dục vào thời Edo (1603-1868) một góc hoan lạc không hề có sự mặc cảm đến mức đáng kinh ngạc: Trong bộ tuyển tập "Koshoku Gonin Onna"⑵ năm 1685, ông khai thác về cuộc sống tình cảm của những phụ nữ hăm hở, trong "Koshoku Ichidai Onna" ⑶ xuất bản 1686, ông viết một đoạn ngắn về đồng tính nữ, và trong "Nanshoku Okagami" ⑷ năm 1687, tuyển tập chỉ tập trung riêng biệt về tình yêu đồng tính nam.

Sự phóng khoáng trong tình dục giới tính của những nhân vật Ihara có vẻ đã vượt ra khỏi xã hội Nhật Bản đầy sự bảo thủ đương thời. Ngày nay, sự công nhận dành cho cộng đồng LGBT đã trở thành đề tài tranh luận trong đất nước, mặc dù những nước vốn bảo thủ truyền thống như Ireland cũng đã công nhận hôn nhân đồng tính thì Nhật Bản dần bị tụt lại phía sau. Một phán quyết pháp lý gần đây thậm chí còn từ chối quyền của đối tượng kết hôn (thực tế là phụ nữ) được giữ tên họ sau khi kết hôn, với ý nghĩa bảo vệ "những giá trị gia đình truyền thống".

Mặc dù chủ nghĩa bảo thủ trong xã hội Nhật Bản hiện nay xuất hiện mẫu thuẫn với xu hướng tự do của phương Tây, và nó cũng mâu thuẫn với quá khứ của đất nước. Các nhà văn, trải dài từ Ihara đến những nhà văn hiện đại như Natsume Soseki và Yukio Mishima, thường tiếp cận về tình dục giới tính với một sự tò mò. 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

[NEWS] Con số các vụ bắt nạt được phát hiện ở trường học tại Nhật tăng kỷ lục


Nguồn: Japan Times
 
Dịch bởi Hina.K | Bản dịch phi lợi nhuận, vui lòng không mang bản dịch đi nơi khác không xin phép


Khảo sát từ Bộ Giáo dục vào thứ Ba vừa qua cho thấy, con số thống kê các vụ bắt nạt ở trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt đến 224,540 vụ trong năm học 2015, tăng 36,468 vụ kể từ năm ngoái.
Các vụ ở trường tiểu học tăng từ 28,456 đến mức kỷ lục 151,190 vụ trong 12 tháng từ tháng 3, trong khi đó tại trường trung học cơ sở là 59,422 tăng 6,451 vụ và trường trung phổ thông là 12,654 tăng 1,250 vụ.

Bộ trưởng của bộ Giáo dục nói rằng, con số gia tăng phản ảnh được dấu hiệu tích cực của việc thông báo tình trạng bắt nạt, chính sách của bộ nhằm khuyến khích các trường học phải chủ động trong việc phát hiện vấn đề và từng bước giải quyết nó.

Ngược đãi bằng lời nói bao gồm, trêu chọc, nguyền rủa và hâm dọa, chiếm 63.5% tổng số các vụ, tiếp theo là bạo lực mức độ nhẹ, chiếm 22.6%. Bắt nạt qua máy tính cá nhân hoặc điện thoại di động tăng từ 1,251 đến con số kỷ lục 9,149 vụ.
Dựa trên báo cáo khảo sát từ các trường học, con số học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tự tử giảm, từ 18 lên đến 214. Trong đó số vụ bắt nạt có nguyên nhân rõ ràng là 9, tăng 4 vụ. 

Trong vòng ba năm kể từ khi luật buộc các trường phải phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn tình trạng bắt nạt được ban hành vào tháng 9 năm 2013, có cách biệt lớn về con số giữa các khu vực trong số vụ được đưa ra ngoài ánh sáng. 

Số vụ bắt nạt bị phát hiện bởi 1,000 học sinh cao nhất là ở tỉnh Kyoto, đạt 90.6 cao gấp 26 lần tỉnh Saga 3.5, thấp nhất nước. Con số trung bình của 47 tỉnh trong nước là 16.4 trên 1,000 học sinh, tăng từ 13.7 trong năm tài chính 2014.

Còn nữa, khoảng cách các vụ bắt nạt được phát hiện giữa hai tỉnh cao và thấp nhất đã giảm 83.2 lần trong năm tài chính 2013 và 30.5 lần trong năm tài chính 2014. 

Khảo sát còn có tình trạng trốn học, với số học sinh tiểu học không đến lớp ít nhất 30 ngày tăng từ 1,717 lên kỷ lục 27,581 vụ. Số học sinh trung học cơ sở bỏ học, trong khi đó, lại giảm từ 3,565 đến 49,591 vụ. 

Trong các kiểu bắt nạt thì trêu chọc và vu khống là nhiều nhất chiếm 63.5%. Bắt nạt trên mạng bao gồm cả máy tính và điện thoại chiếm 4.1%.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Kỹ thuật cho biết rằng con số các hành vi bạo lực ở trường tiểu học tăng mạnh 1.5 lần với con số kỷ luật 17,137 và tăng đáng chú ý là trong ở năm 1 và năm 2.

Bô trưởng nói rằng, con số các vụ bắt nạt tăng lên là một bước cho thấy trường học chú ý về tình trạng này, không phải chỉ là sự gia tăng số học sinh trở nên bạo lực trong trường. 


---

Hina: Ngày trước có làm một bài luận nhỏ có liên quan đến vấn đề ijime và jisatsu, cũng thấy rằng xã hội ở Nhật nó khắc nghiệt ngay từ khi họ bắt đầu bước vào trường tiểu học. Ngay cả công chúa Aiko của Hoàng gia đi học mà con bị bắt nạt cơ. Nhưng họ luôn cố gắng nỗ lực cải thiện và giải quyết nó (mặc dù vô cùng vất vả và tuyệt vọng). Con số gia tăng đúng là có một điều tích cực là họ đã chủ động hơn trong việc phát hiện và khai báo. Không biết trong vòng mấy năm nữa, con số này còn tăng đến chóng mặt mức nào. Thực ra thì ở Việt Nam mình từ hồi đó, tình trạng bắt nạt đã diễn ra và không phải là ít đâu. Chỉ là giáo dục, gia đình và thậm chí chính bản thân nạn nhân không có nhận ra sự nghiêm trọng của tình trạng này thôi. Theo mình thấy thì không sớm thì muộn vấn nạn bắt nạn sẽ trở thành một vấn đề khá là nhức nhối mà chúng ta sẽ trở tay không kịp. Nghĩ đến việc mấy bé đi học cấp 1, còn ngây thơ với mọi thứ mà phải chịu áp lực thật chẳng đành lòng.

[Văn hóa] Cổng Torii

Nguồn: Religion: Torii  
Dịch bởi Hina.K | Bản dịch phi lợi nhuận, vui lòng không mang đi chỗ khác khi không có sự cho phép.


Torii là cổng hoặc mái vòm dẫn vào khu vực Shinto (Thần đạo) hoặc khu vực linh thiêng truyền thống của Nhật. Torii (鳥居 【とりい】, Điểu Cư, nơi đậu của chim) xuất hiện đầu tiên ở Nhật vào thế kỷ X (thời Heian) và được làm theo cách truyền thống nhất là bằng đá hoặc gỗ, sau này trải qua nhiều biến chuyển nên cổng dần được làm từ đồng, bê tông cốt thép, thép không gỉ và một vài vật liệu khác. Thậm chí còn sót lại những cổng không sơn hoặc được phủ một lớp sơn chu sa (một lớp sơn tự nhiên màu đỏ). Thường thì một cổng torii sẽ được đặt tại cửa vào của khuôn viên đền thờ. Còn với trường hợp nhiều cổng torii gộp lại, thì cổng đầu tiên và lớn nhất được gọi là ichi no torii (一の鳥), đôi khi nhiều cổng torii được xếp hàng với nhau tạo thành một đường hầm hoặc mái vòm thực sự. Nơi tuyệt nhất để ngắm cổng torii chính là đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, nơi mà một lớp cổng dài bất diệt được đặt xếp hàng nhau. 




Cổng torii trong tranh của Hokusai  


Nguồn gốc và Chức năng


Bởi vì sự ảnh hưởng ở Châu Á nên có nhiều người cho rằng Torii lấy cảm hứng từ Torana của Ấn Độ, Pailou (牌坊, páifāng,Bài Phường) của Trung Quốc hay Hongsalmun (紅箭門, Hồng Tiễn Môn) của Triều Tiên. Đến bây giờ vẫn chưa có lời đáp rằng Torii là sản phẩm của văn hóa bản địa của người Nhật hay là du nhập từ bên ngoài. Nhưng điều rõ ràng duy nhất chính là, chức năng của những cánh cổng này là ngăn cách thứ trần tục, ô uế ra khỏi sự thiêng liêng. 

Về cái tên Torii cũng có nhiều lời giải thích về nguồn gốc của nó: Cả tori-iru (通り入る) có nghĩa là "đi xuyên qua và bước vào" hay là như được đề cập ở trên tori鳥 (chim) và iru居 (nơi để đậu), có nghĩa là giá để chim đậu. Có một mối liên hệ cổ xưa giữa con chim và cái chết ở Nhật Bản, trong cả Kojiki (Cổ Sự Ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) đều đề cập đến Hoàng tử Yamoto Takeru hóa thành chú chim trắng sau khi chết, và chọn được chôn cất với hình dạng như vậy. Cuối cùng, mộ phần của người được gọi là Shiratori Misasagi (Bạch Điểu Lăng). Nhiều văn kiện cổ của Nhật cũng đề cập về mối liên hệ mật thiết của linh hồn người chết và chim trắng.






Các loại Torii


Có nhiều loại cổng Torii khác nhau, phụ thuộc vào:

- Cột (柱 Hashira) của cổng thẳng vuông góc hay là nghiêng nhẹ.
-  Lanh tô (笠木 kasagi, là bộ phận ở trên khung cửa) thẳng hay là uốn cong.
- Xiên ngang (貫 nuki) được đặt bởi một cách nêm nhô ra ngoài hay không nhô ra.

Ngoài ra, còn có vô số các hình dạng biến thể hoặc kết hợp thường sẽ được đặt tên sau khi đền đó trở nên nổi danh. 

Kiểu Shinmei (神明鳥居, Thần Minh Điểu Cư)


Kiểu cổng Torii đơn giản và cổ xưa nhất chính là dòng họ Shinmei, đặc trưng của nó là Kasagi thẳng, hashira tròn và vuông góc và nuki thẳng không thanh chống (Gakuzuka 額束). Ví dụ điển hình cho kiểu cổng Shinmei là cổng torii ở trong và ngoài đền Ise (伊勢鳥居 Ise Torii) ở tỉnh Mie hay là Kasuga torii của đền Kasuga taisha (ichi-no-torii 一の鳥) ở tỉnh Nara. Thời Minh Trị thấy việc hình thành của "Thần đạo quốc gia" (国家神道 Kokka Shintou) hướng đến việc tạo nên một ý thức về sự thống nhất dân tộc và bản sắc văn hóa ở người Nhật. Đền thờ trong thời kỳ đó, chẳng hạn như đền Yasukuni (靖国神社 Yasukuni jinja) ở Tokyo, cổng torii được xây dựng theo kiểu Shinmei cổ xưa. 




Các kiểu cổng Shinmei torii


Đền Ise


Đền Yasukuni 


Đền Itsukushima ở Miyajima, Hiroshima.



Kiểu Shime hoặc Churen (注連鳥居 Chú Liên Điểu Cư)


Không có chắc là Shime được xem là một loại chính thức của cổng torii hay chỉ đơn thuần là một hình thức cổ xưa của loại shinmei torii thôi hay không. Thông thường, dây thừng (注連縄 shimenawa, một loại dây thừng được trong đền thờ đuổi ma quỷ) được cột ở cột cổng để đánh dấu trong và ngoài đền thờ. Shime torii nổi tiếng nhất mà ta có thể thấy được ngày nay là cổng ở trước phòng thờ (
拝殿 haiden) tại đền Oumiwa (大神神社) ở Nara. Một ví dụ khác là đền Yasaka (八坂神社 裏門) ở Toyonaka tỉnh Osaka.

Shimenawa là độ dài của dây thừng để bện rơm lúa, được sử dụng trong các lễ thanh tẩy của Thần đạo. Họ có thể thay đổi đường kính từ một vài cm sang vài m, và thường được trang trí bằng shide (紙垂, giấy trắng được gấp hình zig-zag). Không gian được bao lại bởi Shimenawa thường là nơi thanh khiết hoặc linh thiêng, chẳng hạn như đền thờ Thần đạo.



Đền Oumiwa (大神神社) ở Nara (credit ảnh: findtravel



Kiểu Myoujin (明神系鳥居 Minh Thần Hệ Điểu Cư)


Kiểu cổng Myoujin Torii chính là loại torii phổ biến nhất. Đặc trưng của nó là lanh tô cong (kasagi 笠木 và shimaki 島木 lanh tô thứ hai). Cả hai đều uốn cong lên trên. Kusabi (楔 nêm), nuki (貫) và Gakuzuka (額束, thanh chống được che bằng một tấm bảng mang tên của đền) cũng xuất hiện. Cột trụ (柱 Hashira) nghiêng nhẹ. Myoujin torii được làm từ gỗ, đá, bê tông hoặc các vật liệu khác và được sơn màu châu sa hoặc không sơn. 


Kiểu Myoujin torii


Ví dụ:

Torii tại Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社) ở Tanabe, tỉnh Wakayama và tại chùa Shitennou (四天王寺) ở Osaka. Nghe nói rằng hồi xưa torii còn được dùng làm cổng của chùa Phật giáo. Và thậm chí thời nay ngôi chùa nổi tiếng ở Osaka, Shitennouji, được xây dựng vào năm 593 bởi thái tử Shoutoku và là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Nhật Bản, có torii. 



Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社)




Chùa Shitennouji (四天王寺) ở Osaka






Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

[Vietsub - Pinyin][Giới thiệu] Thật sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) - Ngũ Nguyệt Thiên | 好好(想把你寫成一首歌) - 五月天






[Link]
[Giới thiệu]

Thật sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) - Ngũ Nguyệt Thiên 
好好(想把你寫成一首歌) - 五月天

Album: 自傳 (Tự truyện) - 21/7/2016 phát hành

(曲/Nhạc: Quán Hựu/Ming - A Tín | 詞/Lời: A Tín)



Album "Tự truyện" là album thứ 9 trong sự nghiệp hoạt động âm nhạc của Ngũ Nguyệt Thiên. Vẫn mang phong cách nhạc rất "đời thường" trong cuộc sống cũng như tình yêu của người dân Đài Bắc nói riêng và con người của tinh cầu này nói chung của Ngũ Nguyệt Thiên, album này đã ghi lại dấu ấn 19 năm hoạt động của mấy chú. Với lời thông báo vô cùng là "giật gân" rằng mấy chú làm đến album thứ 10 sẽ nghỉ hưu, thì album thứ 9 này như một lời "chia tay" gián tiếp với những lời hẹn ước về một tương lai có sự tiếp nối. 

A Tín nói rằng: "Một lần nữa, Ngũ Nguyệt Thiên muốn 13 bài hát này ghi lại được "tự truyện" của thời đại này. Ngay tại lúc này đây, là "tự truyện" về cuộc sống của những con người trên tinh cầu này. Nghìn năm nữa, vạn năm nữa, thế hệ sau của chúng ta như vậy mới có thể hiểu được rằng [Chúng ta đã như vậy từng sống, từng điên, từng yêu, từng mất mát và từng có được những gì.]"

Về phần lời thì A Tín vẫn vẹn nguyên một tinh thần bình dị nhưng sâu sắc như vậy, nhưng trong album này, mình cảm thấy được sự dịu dàng và tươi sáng hơn những bài hát trong các album trước của mấy chú. Nó tràn đầy nhựa sống và niềm tin bất diệt vào một tương lai thế hệ sau tươi đẹp.

Nói về bài hát 好好(想把你寫成一首歌) / Thực sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) là ca khúc thứ 3 trong album. Đây là một bài hát nghêu ngao về một tuổi trẻ vô cùng tự do, vui đùa và không bận tâm vướng bận chuyện đời. Để rồi ta lại cảm thấy lặng yên, cô độc làm sao giữa sự trưởng thành "nghiệt ngã" khiến ta phải vờ quên đi thời ngông dại ngày ấy. Bài hát được phổ nhạc bởi chú Ming và Tín, giai điệu pha một chút phong cách nhạc Nhật, vô cùng xinh đẹp, hệt như cái tên bài hát. Không ồn ào và dịu dàng đưa mình về với những ký ức tuổi thanh xuân. 

Bài hát này được chọn làm ca khúc chủ đề Hoa ngữ cho bộ phim hoạt hình "君の名は/Kimi no Na wa", tên tiếng Hoa của nó là "你的名字", Đạo diễn bộ phim là Makoto Shinkai, là người đã đạo diễn nhiều bộ phim hoạt hình về cuộc sống, tình yêu và sự trưởng thành rất hay và sâu sắc như 5 Cemtimet trên giây, Vườn ngôn từ (Kotonoha no Niwa),... 
Về bộ phim "Kimi no Na wa", đây là bộ phim tình yêu, khoa học giả tưởng, siêu nhiên nói về hai nhân vật chính Mitsuha, một cô gái vùng quê Nhật Bản và Taki, chàng trai Tokyo đam mê kiến trúc mỹ thuật. Vào một lần họ mơ thấy đối phương và hoán đổi thể xác cho nhau. Sau những lời nhắn trao đổi với nhau để tránh những rắc rối, họ đã cùng nhau trải qua tuổi trẻ của nhau như vậy. Rồi một ngày nhận ra không còn hoán đổi với nhau nữa, chỉ với bức vẽ về khung cảnh nơi Mitsuha đang sống, Taki lên đường đi tìm về ước mơ của mình... Và sự thật đau đớn nhất mà Taki nhận ra đó chính là, trong một phút giây, cậu đã quên mất "tên" của cô bạn ngày ấy.

Bộ phim này thực sự đã cháy vé phòng chiếu và đang trở thành hiện tượng ở Nhật. Đang là phim có doanh thu cao nhất sau những bộ phim của Ghibli đó mọi người, và mình cũng vô cùng là muốn xem bởi vì lâu rồi không thấy mảng phim hoạt hình điện ảnh của Nhật có khởi sắc như vậy. Mình vừa là fan hâm mộ Nhật Bản vừa là fan hâm mộ Đài Loan và mình vô cùng tự hào và hạnh phúc khi Ngũ Nguyệt Thiên, nhóm nhạc mình yêu vô cùng hát ca khúc chủ đề cho phim điện ảnh của đạo diễn mình yêu thích. hihi. 

Ở Đài Loan phim sẽ chiếu vào tháng 10 và HongKong tháng 11, không biết khi nào mới đến Việt Nam nhỉ? 


Hina.K
2016/20/24




Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

[NEWS] Buổi lễ truy điệu nạn nhân trận động đất Kumamoto sau nửa năm

[Asahi Shimpun Digital] Gia quyến nói "Sống thật khỏe mạnh" tại lễ truy điệu trận động đất Kumamoto sau nửa năm

Đúng ngày kể từ trận động đất Kumamoto đến nay đã được nửa năm, lễ truy điệu nạn nhân do thành phố Kumamoto chủ trì được tổ chức vào ngày 15 tại Chuuouku, những gia quyến tham gia đã dâng hoa cúc trắng lên đài hoa, cùng chấp tay cầu nguyện chia buồn cho những nạn nhân.

Vào đúng ngày 14 tháng này tại thành phố Kumamoto, được xác nhận rằng có 6 người dân đã bị mắc kẹt ở những nơi đất lở hoặc nhà đổ và chết, 41 người tử vong vì tình trạng ngày càng nguy kịch sau khi bị thương do động đất.

Tại lễ truy điệu, với tư cách đại diện cho gia quyến, cô Tominaga Mayumi (57 tuổi), người đã mất đi người mẹ sống cùng với mình, bà Tsusaki Misao (89 tuổi), đã đứng tại tế đàn.

Cô Tominaga đã bình tĩnh nhìn về phía trước và nói "Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ thời khắc này, việc hơn hết phải sống thật khỏe mạnh, sẽ chữa lành vết sẹo trong tim, phục hồi vết sẹo của động đất và trên tất thảy là làm cho Kumamoto phát triển."

Thị trưởng Kazufumi Onishi đã nối tiếp bài diễn văn "Là một thì trưởng đã có kinh nghiệm trải qua động đất, tôi xin hứa rằng sẽ truyền lại và không để cho thế hệ tiếp theo được quên đi những bài học này".

(Nanako Shibata)

Hình ảnh buổi lễ truy điệu: http://www.asahi.com/articles/photo/AS20161015000873.html?ref=yahoo
Source: http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20161015-00000030-asahi-soci

-------

[Yomiuri Shimpun] Lễ truy điệu trận động đất Kumamoto, 300 người cùng lặng yên cầu nguyện sự phục hồi.

Thành phố Kumamoto vào ngày 15 đã tổ chức lễ truy điệu những nạn nhân của trận động đất Kumamoto tại Hội trường thành phố ở Chuuouku.

Ngoài gia quyến khoảng 40 người, còn có những nạn nhân đã mất và người tử vong do bị thương ước tính khoảng 300 người, đã lặng yên cầu nguyện cho những người đã khuất, và họ hy vọng phục hồi của thành phố..

Tại bước ngoặt sau nửa năm kể từ trận động đất, khi nghĩ về những nạn nhân, người dân thành phố đã lên kế hoạch nhằm làm mới những quyết định xây dựng lại thành phố.

Trong bài diễn văn truy điệu, thị trưởng Kazufumi Oshini đã hứa rằng "Đầu tiên sẽ tiến hành tu sửa thành Kumamoto đã chịu thiệt hại nặng nề, sau đó sẽ dần lấy lại sự nhộn nhịp trước đây của khu vực đô thị. Con đường đi đến sự trùng tu và phục hồi có lẽ sẽ rất là dài đi nữa, vì mong ước xây dựng một quê hương tràn ngập những hy vọng, tôi nguyện dâng hiến toàn tâm toàn lực."

Source: http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20161015-00050051-yom-soci

----

Dịch bởi Hina.K
Vui lòng xin phép trước khi đem bản dịch đi bất kỳ nơi nào.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

[Quote/Haikyuu] Nishinoya#1 "Sau lưng đã có tôi bảo vệ"



「心配することなんか何も無ね!!皆 前だけ見てけよオ!!」
『背中は俺が護ってやるぜ』

"Đừng có lo lắng gì hết!! Mọi người chỉ cần nhìn về phía trước thôi!!"
"Còn sau lưng đã có tôi bảo vệ"

-Haikyuu Vol.5 Chap.43 P.145-


西谷くんはやっぱり最高カコイイだよ~~
いつも力を持って皆に伝えってあげている。いいリベロだよね❤❤




[Vietsub - Pinyin] Ngã rẽ tiếp theo - Tiêu Hoàng Kỳ (Sáng tác: Ngô Thanh Phong)



Link online & download: 

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

"Tương lai Nhật Bản rất tối tăm" - Murakami Ryu







Murakami Ryu là một trong những tác giả nổi tiếng và gây tranh cãi nhất Nhật Bản. Tiểu thuyết đầu tay, Màu xanh trong suốt (限りなく透明に近いブル - Kagirinaku Toumei ni chikai buru), câu chuyện u ám về những đứa trẻ Nhật Bản vỡ mộng hủy hoại bản thân trong vòng xoáy của ma túy và nhạc rock, dưới cái bóng và sự ảnh hưởng của căn cứ quân sự Mỹ. Tiểu thuyết được viết năm ông 24 tuổi, và đã giành được giải thưởng Akutagawa, một trong những giải danh giá trong giới văn học, và trên đất nước mình, cái danh đã gắn chặt Murakami là bậc thầy của văn học u ám và bạo lực. Bây giờ đã 61 tuổi, Murakami vẫn đang tiếp tục công việc hướng đến gốc rễ của cái đất nước càng ngày một rạn nứt, qua lăn kính của sự đê hèn, bạo lực và những thành phần nằm ngoài xã hội.
Trong "From the Fatherland With Love" (半島を出よ - Hantou wo deyo), được xuất bản vào năm 2005 tại Nhật Bản và đã được dịch sang tiếng Anh lần đầu tiên, Murakami vẫn ngang tàn như vậy trên sàn quốc tế. Tiểu thuyết về sự hình dung về Nhật Bản bị sụp đổ sau khi nền kinh tế khủng hoảng, cộng đồng quốc tế bỏ rơi và đỉnh cao là bị Bắc Triều Tiên xâm lược. Trong khi chính phủ Nhật Bản đau đầu giải quyết tình hình trên, thì một nhóm người gồm kẻ sát nhân, quỷ vương, những người trẻ suy đồi gánh vác trách nhiệm chiến đấu chống lại chế độ Bắc Triều Tiên. Tôi đã gặp Ryu để bàn lận về ảnh hưởng của Mỹ tại Nhật Bản, tuổi trẻ, bạo lực và tiểu thuyết mới của ông.


VICE: Sau tiểu thuyết đầu tay, Màu xanh trong suốt, sự hiện diện của người Mỹ tại Nhật đã trở thành đề tài cố định trong sự nghiệp của ông. Tại sao lại như vậy, và ông có nghĩ đó là ảnh hưởng tiêu cực không?

Ryu Murukami: Tôi lớn lên tại thị trấn gần khu quân sự Mỹ, nên có lẽ đã chịu ảnh hưởng khá nhiều trong tiểu thuyết. Nó không phải là tiêu cực. Hiển nhiên là Nhật đã thua trận trong chiến tranh, nên cảm tưởng của con người ở đây là họ bị bắt ép phải theo chế độ dân chủ và bị bắt phải chấp nhận văn hóa Mỹ bởi vì sự thua cuộc đó. Ở thế hệ của tôi, có thành phần ảnh hưởng văn hóa Mỹ mà chúng tôi thích và cũng có những thành phần chúng tôi ghét. Chúng tôi cũng hiểu được sự phức tạp và đa dạng của văn hóa Mỹ hơn thế hệ đi trước.



Tiểu thuyết của ông cho người khác cảm giác rằng sự chảy tràn đột ngột của Mỹ và sự phản văn hóa đã mở ra một khoảng chân không trong tư duy tập thể của văn hóa Nhật truyền thống, nơi mà nhiều nhân vật của ông thấy bản thân mình lạc lối.

Tôi nghĩ đó là một lời giải thích rất hay về điều đã diễn ra. Vấn đề là khi nhìn vào chính trị và hệ thống xã hội của Nhật, tập thể hiển nhiên là quan trọng hơn là thiểu số hay cá nhân - dù vẫn có rất hiếm các trường hợp cá tính được công nhận quan trọng ở đây.



Tại sao mọi người không thực hiện cả hai? Sống cá nhân trong tập thể?

Bởi vì người nào cố gắng sống vậy sẽ bị xã hội ruồng bỏ. 






Người bị xã hội ruồng bỏ là những nhân vật chủ yếu trong tác phẩm của ông. Nhưng phần lờn trong số họ bị ruồng bỏ là do hoàn cảnh ngăn cản họ phù hợp với lẽ thường, hơn là cho họ sự lựa chọn đến với tính chất cá nhân.

Nhiều người muốn sống một cách cá nhân, và tôi cũng như vậy. Bạn có thể làm được điều đó bằng việc lựa chọn không đi theo công ty truyền thống nào hoặc không làm theo những mong muốn bạn là một thành phần trong xã hội. Trường hợp xảy ra nhiều nhất là điều đó sẽ khiến cuộc sống bạn khó khăn hơn. Bằng việc đem những người bị ép buộc loại trừ khỏi xã hội bởi lịch sử hoặc hoàn cảnh vào trong tác phẩm của mình, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho tôi diễn tả được sống như thế khó khăn đến mức nào.

Nó làm tôi nhớ đến một bức thư mà tôi nhận được từ một cô gái trẻ. Cô ấy cãi nhau với bố mẹ về khát khao muốn có một công việc về bánh kẹo, và thế là cô ấy quyết định bỏ nhà ra đi. Nơi đấy là vùng ngoại ô, trong lúc chờ xe buýt, cô ấy đang đọc tiểu thuyết của tôi và nhận được động lực rằng còn rất nhiều người không thích ứng được với xã hội như cô ở trong xã hội này. Những phản ứng và tình tiết như vậy khiến tôi rất hạnh phúc.


Trong quyển "Những đứa bé bị bỏ rơi trong tủ gửi đồ" (Coin Locker Babies), những vấn đề mà nhân vật chính phải chịu do bị bỏ rơi khi còn là trẻ sơ sinh đã trở thành nỗi hận thù muốn hủy hoại thế giới xung quanh mình. Ông cảm thấy đồng cảm với chủ nghĩa hư vô ấy*?

Tôi cũng có nhiều vấn đề với thế giới mà tôi nhìn thấy xung quanh mình. Với trường hợp những bạn trẻ bị hủy hoại, những sáng tạo có thể tập trung những cơn giận hay năng lượng hủy diệt lên viết lách hoặc làm nhạc. Nhưng, nếu không làm được như vậy, họ sẽ đi đến bạo lực hoặc thậm chí là khủng bố. Nếu năng lượng hủy diệt đi kèm với một dạng của đạo đức sẽ tạo ra một cuộc cách mạng.

*Chủ nghĩa hư vô là một học thuyết triết học cho thấy sự phủ nhận một hoặc nhiều khía cạnh có ý nghĩa của cuộc sống, trong đó lập luận rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa, mục đích, đạo đức hoặc giá trị nội tại.


Cuộc bạo loạn ở London 2011* là một ví dụ điển hình cho việc những đứa trẻ thất vọng với xã hội đã bùng nổ một cách tự phát vô tổ chức và căn bản trở thành một cuộc nổi loạn hủy diệt. Ông có nghĩ điều như vậy có thể diễn ra ở Nhật Bản?


Không chắc lắm. Nhật Bản đang ngày một trở nên ngoan ngoãn hơn... Tôi không biết tại sao. Mọi người có lẽ sẽ nghĩ dù có làm gì đi nữa thì cũng chẳng gì thay đổi. Điều đó cũng diễn ra mọi lúc ở Châu Âu, dù vậy!

*Cuộc bạo loạn ở London 2011 là cuộc bạo loạn tồi tệ nhất từng diễn ra kể từ cuộc bạo loạn ở Brixton 1995, cuộc bạo loạn diễn ra dưới hình thức rối loạn công cộng, cướp bóc, đốt phá tấn công, trộm cắp và cướp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự căng thẳng giữa người dân đen Anh với cảnh sát sau khi cảnh sát bắn chết một người đàn ông tên Duggan, cùng với sự thất vọng về các vấn đề xã hội như nghèo đói và thất nghiệp cao, khoảng cách ngày càng chênh lệch giữa giàu - nghèo, nền văn hóa băng đảng,..


Trong tiểu thuyết mới From the Fatherland with Love, băng đảng gồm những kẻ vị thành niên giết người không thích nghi với xã hội và từ chối xã hội của Ishihara đều có những lịch sử tồi tệ và luôn khao khát bao lực. Mặc dù cuối cùng họ cũng chiến đấu lại Bắc Triều Tiên, nhưng phản ứng đầu tiên của họ là liên minh với kẻ địch để chống lại Nhật Bản. Tại sao lại như vậy?

Thường thì James Bond sẽ được gửi đi để chiến đấu chống Bắc Triều Tiên, nhưng tôi không muốn viết một quyển sách như vậy. Tôi sắp xếp nó để cho những người mà xã hội này vẫn thường muốn loại trừ là những người sẽ cứu lấy ngày mai. Cảm hứng của tôi là từ những cậu trai đến từ Aum Shinrikyo, một giáo phái ở Nhật chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công bằng sarin (một chất cực độc) tại nhà ga Tokyo. Trong giáo phái có rất nhiều đứa trẻ ngây thơ. Bởi vì quá khứ của mình, những đứa trẻ đó có một khoảng thời gian rất khó khăn để thích ứng với xã hội khi trưởng thành. Tôi đã suy nghĩ về việc họ cảm nhận thế nào khi lớn lên. Liệu họ sẽ phát triển thành cơn hận thù chống lại xã hội đã không nhìn nhận họ?

*Vụ tấn công bằng khí sarin tại nhà ga Tokyo, là một vụ khủng bố trong nội địa Nhật Bản vào năm 1995 bởi tổ chức Aum Shinrikyo theo thuyết Ngày tận thế, đã khiến 13 người chết và hơn 6.000 người bị thương.Vụ tấn công khiến dư luận Nhật Bản kinh hoàng bởi quy mô và mức độ tàn khốc của nó. Sự việc năm 1995 là vụ tấn công gây thương vong lớn đầu tiên ở Nhật Bản kể từ sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống nước này trong Thế chiến 2. 




Ông nghĩ người Nhật sẽ phản ứng thế nào về cuộc xâm lược thực sự của Bắc Triều Tiên?

Nó là một tình huống giả tưởng, nhưng nếu xảy ra thật tôi nghĩ Nhật Bản sẽ hoàn toàn không thể chống trả lại. Ví dụ, nếu họ tấn công vào Guam, Mỹ sẽ chống trả. Nếu mà nhắm vào Nam Hàn, Seoul sẽ tràn ngập biển lửa nhưng họ cũng sẽ báo thù. Nhưng nếu họ ném bom vào hòn đảo có người sinh sống Nhật Bản, cả Mỹ và Nam Hàn đều không thể làm được gì, và tôi nghĩ Nhật Bản không thể giải quyết vấn đề đó một mình.


Một dòng trong tiểu thuyết rằng "Nhật Bản không còn gì có thể trông đợi..." Ông có tin điều đó là sự thật?

Đây là một câu hỏi khó trả lời. Nhật Bản ngày một thay đổi đa dạng, và cùng với điều đó, có những người có thể thấy được tương lai nhưng có người thì không. Thật khó khăn để sống và tìm được việc làm hơn trước.


Bạn hình dung về tương lai của giới trẻ Nhật Bản như thế nào?

Tối tăm.


From the Fatherland with Love được phát hành bởi Pushkin Press vào tháng này cùng với tái bản Coin Locker Babies, 69 và Popular Hits of Showa Era.


Bài phỏng vấn Murakami Ryu trên tạp chí VICE, bởi Joseph George
Source: http://www.vice.com/read/ryu-murukami-about-north-korea-and-the-future-of-japan
 
Hình ảnh bởi Nico Perez 
Dịch bởi Hina.K @ uchu19
Đây là sản phẩm phi lợi nhuận, vui lòng xin phép trước khi đem bản dịch đi chỗ khác.


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Lễ hội âm nhạc mùa hè ở Nhật Bản

Nhắc đến lễ hội mùa hè ở Nhật Bản nhiều người sẽ nghĩ đến trang phục truyền thống yukata mùa hè, những lễ hội ẩm thực cùng những hoạt động văn hóa như lễ hội pháo hoa,... nhưng bên cạnh đó, góp phần không nhỏ vào hoạt động du lịch cũng như văn hóa nghệ thuật của Nhật Bản đó là những lễ hội âm nhạc mùa hè (Summer Music Festival).

Trong bài viết này, người viết xin được giới thiệu một số lễ hội âm nhạc mùa hè nổi tiếng của Nhật Bản có quy mô tổ chức lớn và được nhiều người biết đến.

Hầu hết các lễ hội âm nhạc mùa hè nổi tiếng của Nhật Bản đều là liên hoan nhạc rock và thu hút những con người yêu âm nhạc đến từ khắp nơi trên thế giới tham dự. 

SUMMER SONIC

(http://www.summersonic.com/2016/images/logo.png)

Summer Sonic là liên hoan âm nhạc rock có quy mô lớn hàng đầu Nhật Bản được tổ chức thường niên vào mùa hè. Summer Sonic không chỉ nổi tiếng trong phạm vi nước Nhật mà còn nổi tiếng với bạn bè yêu nhạc rock đến từ khắp nơi trên thế giới. Gần đây, do xu hướng đa dạng về thể loại âm nhạc nên thay vì như ban đầu khán giả vốn thuộc độ tuổi 20-30, giờ đây đã mở rộng phạm vi hơn cho đến cả độ tuổi 10-40.

Lễ hội này diễn ra trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, thường rơi vào khoảng tuần thứ hai của tháng 8 và được tổ chức đồng thời tại hai thành phố lớn nằm ở khu vực phía Đông Nhật Bản (Kanto) là Chiba (vào năm 2000 ở Yamanashi) và khu vực phía Tây Nhật Bản (Kansai) là Osaka. Các nghệ sĩ, nhóm nhạc sẽ diễn luân phiên hai ngày tại hai thành phố.

Thời gian: Thứ Bảy & Chủ Nhật vào tuần thứ hai của tháng 8
Địa điểm: Tokyo (Chiba) & Osaka
Giá vé (cập nhật năm 2016, đã bao gồm thuế): 1 ngày - 16,500 yên, 1 ngày (vé platinum) - 30,000 yên, 2 ngày - 30,500 yên.


FUJI ROCK FESTIVAL

(Credit: http://www.fujirockfestival.com/assets/img/logo.png)
Fuji Rock Festival là sự kiện âm nhạc ngoài trời lớn nhất Nhật Bản với sức chứa hơn 100 nghìn người cùng sự tham dự của hơn 200 nghệ sĩ trong và ngoài nước Nhật.

Sở dĩ có tên là Fuji Rock Festival vì sự kiện đầu tiên vào năm 1997 được tổ chức tại núi Phú Sĩ (Fuji). Từ năm 1999 trở đi, lễ hội được tổ chức tại khu Resort trượt tuyết Naeba thuộc tỉnh Niigata.

Với tiêu chí tôn trọng và bảo vệ môi trường, tất cả mọi người - từ khán giả cho đến nghệ sĩ, nhân viên tổ chức đều phải chú ý đến những hành động bảo vệ môi trường. Fuji Rock Festival hướng đến việc trở thành "Lễ hội sạch nhất thế giới" cùng với những nổ lực vào việc tái chế.

Đêm trước khi lễ hội bắt đầu (ngày thứ năm trong tuần) sẽ diễn ra một buổi khai mạc vào cổng miễn phí với màn biểu diễn nhảy lễ hội Bon (Bon odori), rút thăm trúng thưởng, cùng với các gian hàng đồ ăn và tiết mục bắn pháo hoa.

Đến với Fuji Rock Festival bạn sẽ có được những trải nghiệm khác biệt không chỉ với âm nhạc. Có tất cả 7 sân khấu chính cùng vài sân khấu phụ được bố trí ở những vị trí khác nhau trong khuôn viên tổ chức lễ hội, chính vì thế mà khán giả sẽ được cung cấp một bản đồ kèm với danh sách nghệ sĩ biểu diễn để có thể chạy đến khu vực sân khấu mà họ muốn thưởng thức. Tuy đường đi đến những sân khấu này khá dài, dốc và quanh co, thế nhưng quang cảng núi rừng hùng vĩ cùng sự tươi mát từ những dòng suối sẽ chỉ làm cho bạn thêm phần khoan khoái và hưng phấn để bùng cháy cùng âm nhạc. Điều thú vị ở liên hoan âm nhạc này là người tham dự có thể dựng lều cắm trại ngủ qua đêm trong khu vực tổ chức lễ hội hay chạy bộ quanh núi rừng vào sáng sớm. Nhưng theo luật pháp Nhật Bản thì những người tham dự dưới 18 tuổi buộc phải về nhà hoặc nơi trọ trước 11 giờ đêm.

Thời gian: 3 ngày cuối tuần vào tuần cuối cùng của tháng 7
Địa điểm: Khu resort trượt tuyết Naeba, tỉnh Niigata
Giá vé (cập nhật năm 2016, đã bao gồm thuế): 1 ngày - 16,800 yên, 3 ngày - 39,800 yên, khu cắm trại - 3,000 yên/người (suốt mùa lễ hội), nơi đỗ xe - 3,000 yên/xe/ngày
Website: http://www.fujirockfestival.com/

Người viết & dịch: Ayu*H @ uchu19 
Nguồn tham khảo bài viết và hình ảnh:  
http://www.summersonic.com/ 
http://www.fujirockfestival.com/
https://en.wikipedia.org/wiki/Fuji_Rock_Festival
http://www.japanvisitor.com/japanese-festivals/festival-music  
Đây là sản phẩm phi lợi nhuận, vui lòng xin phép trước khi đem bài viết đi nơi khác. 

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

[Giới thiệu] 下個街角 Ngã rẽ tiếp theo - 蕭煌奇 Tiêu Hoàng Kỳ (Sáng tác: 吴青峰/蘇打綠 Ngô Thanh Phong/Sodagreen)

[Giới thiệu]

下個街角 Ngã rẽ tiếp theo - 蕭煌奇 Tiêu Hoàng Kỳ
Album: 神秘世界 The Mystic World - 8/4/2016 phát hành

(詞曲・Nhạc&Lời: 吴青峰/蘇打綠 Ngô Thanh Phong/Sodagreen)


Ca khúc ấm áp thứ 2 trong album - "Ngã rẽ tiếp theo"

"Lần hợp tác đầu tiên của Sodagreen Thanh Phong và Hoàng Kỳ, là một ca khúc ấm áp như ánh mặt trời. Ở nơi chốn vô tình ta nhận được ấm áp, ở nơi chốn xa lạ ta nhận được sức mạnh, thế giới này luôn là những điều bất ngờ. Cũng vì lý do này ta càng có ý nghĩa để chờ mong một điều bất ngờ."

Bài hát này cũng là một bài hát mà Thanh Phong sáng tác cho nghệ sĩ khác mà mình cảm thấy rất mới mẻ. Có lẽ, chú Hoàng Kỳ là con người lúc nào cũng luôn tràn đầy nghị lực sống nên giọng hát như phát ra ánh mặt trời ấm áp vậy. Lần đầu nghe nhạc Thanh Phong mà thấy một vùng trời tươi sáng đó chứ. Còn lời thì chắc chắn là của Thanh Phong rồi, nghe đến 4 câu cùng vần là không lầm đi đâu được. 

「未知的世界那么大
走过的世界那么小
得到的眼泪那么重
永恒的快乐那么少」

"Thế gian chưa thấu rộng lớn như vậy
Thế gian từng qua nhỏ bé đến thế
Nước mắt nhận lấy trĩu nặng như vậy
Niềm vui vĩnh hằng ít ỏi đến thế"

Mọi người hãy nghe ngay và repeat nonstop giống mình nhé =))








Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

[Quote] Không ai có thể ngăn lại được 「 Việc yêu thích 」một thứ gì đó

Manga: Komatta Toki ni wa Hoshi ni Kike! {Vol.1 - Page 106}

✼ Credit ✼
_ RAW JP download từ VN-Sharing
_ Sử dụng bản dịch của NXB Văn Hóa Thông Tin (2008)




Không ai có thể ngăn lại được.
------------「 Việc yêu thích 」một thứ gì đó.

〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰

Có những người tôi muốn gặp.
Cũng có cả những việc tôi muốn làm.
Cả những nơi muốn đi, những thứ muốn ăn, những cái muốn thấy.

Nhưng tất cả đều không thể thành hiện thực được.

Có những người không muốn gặp nhưng vẫn phải gặp.
Những thứ không muốn làm vẫn phải làm.
Những nơi tôi buộc phải đến, những món tôi buộc phải ăn, cả những điều tôi buộc phải thấy.

Đó là bởi những việc cần phải làm lại nhiều hơn những việc muốn làm.

Nhưng những kẻ đáng thương chúng ta, càng nỗ lực, càng cố gắng thì lại nhận được những điều càng trái ngược lại, cảm nhận của chúng ta ngày một trở nên ít quan trọng hơn.

〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰〰

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Lời ngỏ từ vũ trụ thứ 19



Xin chào những ai vô tình hay hữu tình đi ngang qua chốn này.

Hai chúng tôi đến từ khu vực vũ trụ thứ 19.

Đến với tinh cầu này, chúng tôi hy vọng có thể kết nối được với các bạn qua những bài viết, bài dịch hay những chia sẻ cá nhân.

Mong rằng một lúc nào đó sẽ chạm được đến những điều diệu kỳ của hành tinh này.

Mến chào,

Vũ trụ thứ 19.