Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

[NEWS] Con số các vụ bắt nạt được phát hiện ở trường học tại Nhật tăng kỷ lục


Nguồn: Japan Times
 
Dịch bởi Hina.K | Bản dịch phi lợi nhuận, vui lòng không mang bản dịch đi nơi khác không xin phép


Khảo sát từ Bộ Giáo dục vào thứ Ba vừa qua cho thấy, con số thống kê các vụ bắt nạt ở trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt đến 224,540 vụ trong năm học 2015, tăng 36,468 vụ kể từ năm ngoái.
Các vụ ở trường tiểu học tăng từ 28,456 đến mức kỷ lục 151,190 vụ trong 12 tháng từ tháng 3, trong khi đó tại trường trung học cơ sở là 59,422 tăng 6,451 vụ và trường trung phổ thông là 12,654 tăng 1,250 vụ.

Bộ trưởng của bộ Giáo dục nói rằng, con số gia tăng phản ảnh được dấu hiệu tích cực của việc thông báo tình trạng bắt nạt, chính sách của bộ nhằm khuyến khích các trường học phải chủ động trong việc phát hiện vấn đề và từng bước giải quyết nó.

Ngược đãi bằng lời nói bao gồm, trêu chọc, nguyền rủa và hâm dọa, chiếm 63.5% tổng số các vụ, tiếp theo là bạo lực mức độ nhẹ, chiếm 22.6%. Bắt nạt qua máy tính cá nhân hoặc điện thoại di động tăng từ 1,251 đến con số kỷ lục 9,149 vụ.
Dựa trên báo cáo khảo sát từ các trường học, con số học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tự tử giảm, từ 18 lên đến 214. Trong đó số vụ bắt nạt có nguyên nhân rõ ràng là 9, tăng 4 vụ. 

Trong vòng ba năm kể từ khi luật buộc các trường phải phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn tình trạng bắt nạt được ban hành vào tháng 9 năm 2013, có cách biệt lớn về con số giữa các khu vực trong số vụ được đưa ra ngoài ánh sáng. 

Số vụ bắt nạt bị phát hiện bởi 1,000 học sinh cao nhất là ở tỉnh Kyoto, đạt 90.6 cao gấp 26 lần tỉnh Saga 3.5, thấp nhất nước. Con số trung bình của 47 tỉnh trong nước là 16.4 trên 1,000 học sinh, tăng từ 13.7 trong năm tài chính 2014.

Còn nữa, khoảng cách các vụ bắt nạt được phát hiện giữa hai tỉnh cao và thấp nhất đã giảm 83.2 lần trong năm tài chính 2013 và 30.5 lần trong năm tài chính 2014. 

Khảo sát còn có tình trạng trốn học, với số học sinh tiểu học không đến lớp ít nhất 30 ngày tăng từ 1,717 lên kỷ lục 27,581 vụ. Số học sinh trung học cơ sở bỏ học, trong khi đó, lại giảm từ 3,565 đến 49,591 vụ. 

Trong các kiểu bắt nạt thì trêu chọc và vu khống là nhiều nhất chiếm 63.5%. Bắt nạt trên mạng bao gồm cả máy tính và điện thoại chiếm 4.1%.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Thao, Khoa học và Kỹ thuật cho biết rằng con số các hành vi bạo lực ở trường tiểu học tăng mạnh 1.5 lần với con số kỷ luật 17,137 và tăng đáng chú ý là trong ở năm 1 và năm 2.

Bô trưởng nói rằng, con số các vụ bắt nạt tăng lên là một bước cho thấy trường học chú ý về tình trạng này, không phải chỉ là sự gia tăng số học sinh trở nên bạo lực trong trường. 


---

Hina: Ngày trước có làm một bài luận nhỏ có liên quan đến vấn đề ijime và jisatsu, cũng thấy rằng xã hội ở Nhật nó khắc nghiệt ngay từ khi họ bắt đầu bước vào trường tiểu học. Ngay cả công chúa Aiko của Hoàng gia đi học mà con bị bắt nạt cơ. Nhưng họ luôn cố gắng nỗ lực cải thiện và giải quyết nó (mặc dù vô cùng vất vả và tuyệt vọng). Con số gia tăng đúng là có một điều tích cực là họ đã chủ động hơn trong việc phát hiện và khai báo. Không biết trong vòng mấy năm nữa, con số này còn tăng đến chóng mặt mức nào. Thực ra thì ở Việt Nam mình từ hồi đó, tình trạng bắt nạt đã diễn ra và không phải là ít đâu. Chỉ là giáo dục, gia đình và thậm chí chính bản thân nạn nhân không có nhận ra sự nghiêm trọng của tình trạng này thôi. Theo mình thấy thì không sớm thì muộn vấn nạn bắt nạn sẽ trở thành một vấn đề khá là nhức nhối mà chúng ta sẽ trở tay không kịp. Nghĩ đến việc mấy bé đi học cấp 1, còn ngây thơ với mọi thứ mà phải chịu áp lực thật chẳng đành lòng.

[Văn hóa] Cổng Torii

Nguồn: Religion: Torii  
Dịch bởi Hina.K | Bản dịch phi lợi nhuận, vui lòng không mang đi chỗ khác khi không có sự cho phép.


Torii là cổng hoặc mái vòm dẫn vào khu vực Shinto (Thần đạo) hoặc khu vực linh thiêng truyền thống của Nhật. Torii (鳥居 【とりい】, Điểu Cư, nơi đậu của chim) xuất hiện đầu tiên ở Nhật vào thế kỷ X (thời Heian) và được làm theo cách truyền thống nhất là bằng đá hoặc gỗ, sau này trải qua nhiều biến chuyển nên cổng dần được làm từ đồng, bê tông cốt thép, thép không gỉ và một vài vật liệu khác. Thậm chí còn sót lại những cổng không sơn hoặc được phủ một lớp sơn chu sa (một lớp sơn tự nhiên màu đỏ). Thường thì một cổng torii sẽ được đặt tại cửa vào của khuôn viên đền thờ. Còn với trường hợp nhiều cổng torii gộp lại, thì cổng đầu tiên và lớn nhất được gọi là ichi no torii (一の鳥), đôi khi nhiều cổng torii được xếp hàng với nhau tạo thành một đường hầm hoặc mái vòm thực sự. Nơi tuyệt nhất để ngắm cổng torii chính là đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, nơi mà một lớp cổng dài bất diệt được đặt xếp hàng nhau. 




Cổng torii trong tranh của Hokusai  


Nguồn gốc và Chức năng


Bởi vì sự ảnh hưởng ở Châu Á nên có nhiều người cho rằng Torii lấy cảm hứng từ Torana của Ấn Độ, Pailou (牌坊, páifāng,Bài Phường) của Trung Quốc hay Hongsalmun (紅箭門, Hồng Tiễn Môn) của Triều Tiên. Đến bây giờ vẫn chưa có lời đáp rằng Torii là sản phẩm của văn hóa bản địa của người Nhật hay là du nhập từ bên ngoài. Nhưng điều rõ ràng duy nhất chính là, chức năng của những cánh cổng này là ngăn cách thứ trần tục, ô uế ra khỏi sự thiêng liêng. 

Về cái tên Torii cũng có nhiều lời giải thích về nguồn gốc của nó: Cả tori-iru (通り入る) có nghĩa là "đi xuyên qua và bước vào" hay là như được đề cập ở trên tori鳥 (chim) và iru居 (nơi để đậu), có nghĩa là giá để chim đậu. Có một mối liên hệ cổ xưa giữa con chim và cái chết ở Nhật Bản, trong cả Kojiki (Cổ Sự Ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) đều đề cập đến Hoàng tử Yamoto Takeru hóa thành chú chim trắng sau khi chết, và chọn được chôn cất với hình dạng như vậy. Cuối cùng, mộ phần của người được gọi là Shiratori Misasagi (Bạch Điểu Lăng). Nhiều văn kiện cổ của Nhật cũng đề cập về mối liên hệ mật thiết của linh hồn người chết và chim trắng.






Các loại Torii


Có nhiều loại cổng Torii khác nhau, phụ thuộc vào:

- Cột (柱 Hashira) của cổng thẳng vuông góc hay là nghiêng nhẹ.
-  Lanh tô (笠木 kasagi, là bộ phận ở trên khung cửa) thẳng hay là uốn cong.
- Xiên ngang (貫 nuki) được đặt bởi một cách nêm nhô ra ngoài hay không nhô ra.

Ngoài ra, còn có vô số các hình dạng biến thể hoặc kết hợp thường sẽ được đặt tên sau khi đền đó trở nên nổi danh. 

Kiểu Shinmei (神明鳥居, Thần Minh Điểu Cư)


Kiểu cổng Torii đơn giản và cổ xưa nhất chính là dòng họ Shinmei, đặc trưng của nó là Kasagi thẳng, hashira tròn và vuông góc và nuki thẳng không thanh chống (Gakuzuka 額束). Ví dụ điển hình cho kiểu cổng Shinmei là cổng torii ở trong và ngoài đền Ise (伊勢鳥居 Ise Torii) ở tỉnh Mie hay là Kasuga torii của đền Kasuga taisha (ichi-no-torii 一の鳥) ở tỉnh Nara. Thời Minh Trị thấy việc hình thành của "Thần đạo quốc gia" (国家神道 Kokka Shintou) hướng đến việc tạo nên một ý thức về sự thống nhất dân tộc và bản sắc văn hóa ở người Nhật. Đền thờ trong thời kỳ đó, chẳng hạn như đền Yasukuni (靖国神社 Yasukuni jinja) ở Tokyo, cổng torii được xây dựng theo kiểu Shinmei cổ xưa. 




Các kiểu cổng Shinmei torii


Đền Ise


Đền Yasukuni 


Đền Itsukushima ở Miyajima, Hiroshima.



Kiểu Shime hoặc Churen (注連鳥居 Chú Liên Điểu Cư)


Không có chắc là Shime được xem là một loại chính thức của cổng torii hay chỉ đơn thuần là một hình thức cổ xưa của loại shinmei torii thôi hay không. Thông thường, dây thừng (注連縄 shimenawa, một loại dây thừng được trong đền thờ đuổi ma quỷ) được cột ở cột cổng để đánh dấu trong và ngoài đền thờ. Shime torii nổi tiếng nhất mà ta có thể thấy được ngày nay là cổng ở trước phòng thờ (
拝殿 haiden) tại đền Oumiwa (大神神社) ở Nara. Một ví dụ khác là đền Yasaka (八坂神社 裏門) ở Toyonaka tỉnh Osaka.

Shimenawa là độ dài của dây thừng để bện rơm lúa, được sử dụng trong các lễ thanh tẩy của Thần đạo. Họ có thể thay đổi đường kính từ một vài cm sang vài m, và thường được trang trí bằng shide (紙垂, giấy trắng được gấp hình zig-zag). Không gian được bao lại bởi Shimenawa thường là nơi thanh khiết hoặc linh thiêng, chẳng hạn như đền thờ Thần đạo.



Đền Oumiwa (大神神社) ở Nara (credit ảnh: findtravel



Kiểu Myoujin (明神系鳥居 Minh Thần Hệ Điểu Cư)


Kiểu cổng Myoujin Torii chính là loại torii phổ biến nhất. Đặc trưng của nó là lanh tô cong (kasagi 笠木 và shimaki 島木 lanh tô thứ hai). Cả hai đều uốn cong lên trên. Kusabi (楔 nêm), nuki (貫) và Gakuzuka (額束, thanh chống được che bằng một tấm bảng mang tên của đền) cũng xuất hiện. Cột trụ (柱 Hashira) nghiêng nhẹ. Myoujin torii được làm từ gỗ, đá, bê tông hoặc các vật liệu khác và được sơn màu châu sa hoặc không sơn. 


Kiểu Myoujin torii


Ví dụ:

Torii tại Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社) ở Tanabe, tỉnh Wakayama và tại chùa Shitennou (四天王寺) ở Osaka. Nghe nói rằng hồi xưa torii còn được dùng làm cổng của chùa Phật giáo. Và thậm chí thời nay ngôi chùa nổi tiếng ở Osaka, Shitennouji, được xây dựng vào năm 593 bởi thái tử Shoutoku và là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Nhật Bản, có torii. 



Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社)




Chùa Shitennouji (四天王寺) ở Osaka






Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

[Vietsub - Pinyin][Giới thiệu] Thật sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) - Ngũ Nguyệt Thiên | 好好(想把你寫成一首歌) - 五月天






[Link]
[Giới thiệu]

Thật sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) - Ngũ Nguyệt Thiên 
好好(想把你寫成一首歌) - 五月天

Album: 自傳 (Tự truyện) - 21/7/2016 phát hành

(曲/Nhạc: Quán Hựu/Ming - A Tín | 詞/Lời: A Tín)



Album "Tự truyện" là album thứ 9 trong sự nghiệp hoạt động âm nhạc của Ngũ Nguyệt Thiên. Vẫn mang phong cách nhạc rất "đời thường" trong cuộc sống cũng như tình yêu của người dân Đài Bắc nói riêng và con người của tinh cầu này nói chung của Ngũ Nguyệt Thiên, album này đã ghi lại dấu ấn 19 năm hoạt động của mấy chú. Với lời thông báo vô cùng là "giật gân" rằng mấy chú làm đến album thứ 10 sẽ nghỉ hưu, thì album thứ 9 này như một lời "chia tay" gián tiếp với những lời hẹn ước về một tương lai có sự tiếp nối. 

A Tín nói rằng: "Một lần nữa, Ngũ Nguyệt Thiên muốn 13 bài hát này ghi lại được "tự truyện" của thời đại này. Ngay tại lúc này đây, là "tự truyện" về cuộc sống của những con người trên tinh cầu này. Nghìn năm nữa, vạn năm nữa, thế hệ sau của chúng ta như vậy mới có thể hiểu được rằng [Chúng ta đã như vậy từng sống, từng điên, từng yêu, từng mất mát và từng có được những gì.]"

Về phần lời thì A Tín vẫn vẹn nguyên một tinh thần bình dị nhưng sâu sắc như vậy, nhưng trong album này, mình cảm thấy được sự dịu dàng và tươi sáng hơn những bài hát trong các album trước của mấy chú. Nó tràn đầy nhựa sống và niềm tin bất diệt vào một tương lai thế hệ sau tươi đẹp.

Nói về bài hát 好好(想把你寫成一首歌) / Thực sự (muốn đem cậu viết thành một khúc ca) là ca khúc thứ 3 trong album. Đây là một bài hát nghêu ngao về một tuổi trẻ vô cùng tự do, vui đùa và không bận tâm vướng bận chuyện đời. Để rồi ta lại cảm thấy lặng yên, cô độc làm sao giữa sự trưởng thành "nghiệt ngã" khiến ta phải vờ quên đi thời ngông dại ngày ấy. Bài hát được phổ nhạc bởi chú Ming và Tín, giai điệu pha một chút phong cách nhạc Nhật, vô cùng xinh đẹp, hệt như cái tên bài hát. Không ồn ào và dịu dàng đưa mình về với những ký ức tuổi thanh xuân. 

Bài hát này được chọn làm ca khúc chủ đề Hoa ngữ cho bộ phim hoạt hình "君の名は/Kimi no Na wa", tên tiếng Hoa của nó là "你的名字", Đạo diễn bộ phim là Makoto Shinkai, là người đã đạo diễn nhiều bộ phim hoạt hình về cuộc sống, tình yêu và sự trưởng thành rất hay và sâu sắc như 5 Cemtimet trên giây, Vườn ngôn từ (Kotonoha no Niwa),... 
Về bộ phim "Kimi no Na wa", đây là bộ phim tình yêu, khoa học giả tưởng, siêu nhiên nói về hai nhân vật chính Mitsuha, một cô gái vùng quê Nhật Bản và Taki, chàng trai Tokyo đam mê kiến trúc mỹ thuật. Vào một lần họ mơ thấy đối phương và hoán đổi thể xác cho nhau. Sau những lời nhắn trao đổi với nhau để tránh những rắc rối, họ đã cùng nhau trải qua tuổi trẻ của nhau như vậy. Rồi một ngày nhận ra không còn hoán đổi với nhau nữa, chỉ với bức vẽ về khung cảnh nơi Mitsuha đang sống, Taki lên đường đi tìm về ước mơ của mình... Và sự thật đau đớn nhất mà Taki nhận ra đó chính là, trong một phút giây, cậu đã quên mất "tên" của cô bạn ngày ấy.

Bộ phim này thực sự đã cháy vé phòng chiếu và đang trở thành hiện tượng ở Nhật. Đang là phim có doanh thu cao nhất sau những bộ phim của Ghibli đó mọi người, và mình cũng vô cùng là muốn xem bởi vì lâu rồi không thấy mảng phim hoạt hình điện ảnh của Nhật có khởi sắc như vậy. Mình vừa là fan hâm mộ Nhật Bản vừa là fan hâm mộ Đài Loan và mình vô cùng tự hào và hạnh phúc khi Ngũ Nguyệt Thiên, nhóm nhạc mình yêu vô cùng hát ca khúc chủ đề cho phim điện ảnh của đạo diễn mình yêu thích. hihi. 

Ở Đài Loan phim sẽ chiếu vào tháng 10 và HongKong tháng 11, không biết khi nào mới đến Việt Nam nhỉ? 


Hina.K
2016/20/24




Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

[NEWS] Buổi lễ truy điệu nạn nhân trận động đất Kumamoto sau nửa năm

[Asahi Shimpun Digital] Gia quyến nói "Sống thật khỏe mạnh" tại lễ truy điệu trận động đất Kumamoto sau nửa năm

Đúng ngày kể từ trận động đất Kumamoto đến nay đã được nửa năm, lễ truy điệu nạn nhân do thành phố Kumamoto chủ trì được tổ chức vào ngày 15 tại Chuuouku, những gia quyến tham gia đã dâng hoa cúc trắng lên đài hoa, cùng chấp tay cầu nguyện chia buồn cho những nạn nhân.

Vào đúng ngày 14 tháng này tại thành phố Kumamoto, được xác nhận rằng có 6 người dân đã bị mắc kẹt ở những nơi đất lở hoặc nhà đổ và chết, 41 người tử vong vì tình trạng ngày càng nguy kịch sau khi bị thương do động đất.

Tại lễ truy điệu, với tư cách đại diện cho gia quyến, cô Tominaga Mayumi (57 tuổi), người đã mất đi người mẹ sống cùng với mình, bà Tsusaki Misao (89 tuổi), đã đứng tại tế đàn.

Cô Tominaga đã bình tĩnh nhìn về phía trước và nói "Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ thời khắc này, việc hơn hết phải sống thật khỏe mạnh, sẽ chữa lành vết sẹo trong tim, phục hồi vết sẹo của động đất và trên tất thảy là làm cho Kumamoto phát triển."

Thị trưởng Kazufumi Onishi đã nối tiếp bài diễn văn "Là một thì trưởng đã có kinh nghiệm trải qua động đất, tôi xin hứa rằng sẽ truyền lại và không để cho thế hệ tiếp theo được quên đi những bài học này".

(Nanako Shibata)

Hình ảnh buổi lễ truy điệu: http://www.asahi.com/articles/photo/AS20161015000873.html?ref=yahoo
Source: http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20161015-00000030-asahi-soci

-------

[Yomiuri Shimpun] Lễ truy điệu trận động đất Kumamoto, 300 người cùng lặng yên cầu nguyện sự phục hồi.

Thành phố Kumamoto vào ngày 15 đã tổ chức lễ truy điệu những nạn nhân của trận động đất Kumamoto tại Hội trường thành phố ở Chuuouku.

Ngoài gia quyến khoảng 40 người, còn có những nạn nhân đã mất và người tử vong do bị thương ước tính khoảng 300 người, đã lặng yên cầu nguyện cho những người đã khuất, và họ hy vọng phục hồi của thành phố..

Tại bước ngoặt sau nửa năm kể từ trận động đất, khi nghĩ về những nạn nhân, người dân thành phố đã lên kế hoạch nhằm làm mới những quyết định xây dựng lại thành phố.

Trong bài diễn văn truy điệu, thị trưởng Kazufumi Oshini đã hứa rằng "Đầu tiên sẽ tiến hành tu sửa thành Kumamoto đã chịu thiệt hại nặng nề, sau đó sẽ dần lấy lại sự nhộn nhịp trước đây của khu vực đô thị. Con đường đi đến sự trùng tu và phục hồi có lẽ sẽ rất là dài đi nữa, vì mong ước xây dựng một quê hương tràn ngập những hy vọng, tôi nguyện dâng hiến toàn tâm toàn lực."

Source: http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20161015-00050051-yom-soci

----

Dịch bởi Hina.K
Vui lòng xin phép trước khi đem bản dịch đi bất kỳ nơi nào.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

[Quote/Haikyuu] Nishinoya#1 "Sau lưng đã có tôi bảo vệ"



「心配することなんか何も無ね!!皆 前だけ見てけよオ!!」
『背中は俺が護ってやるぜ』

"Đừng có lo lắng gì hết!! Mọi người chỉ cần nhìn về phía trước thôi!!"
"Còn sau lưng đã có tôi bảo vệ"

-Haikyuu Vol.5 Chap.43 P.145-


西谷くんはやっぱり最高カコイイだよ~~
いつも力を持って皆に伝えってあげている。いいリベロだよね❤❤




[Vietsub - Pinyin] Ngã rẽ tiếp theo - Tiêu Hoàng Kỳ (Sáng tác: Ngô Thanh Phong)



Link online & download: