Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

[Dịch] Sự chuyển hóa về quy phạm tình dục trong văn học Nhật Bản


The full article in English belongs to Damian Flanagan @ The Japan Times.  
Nguồn: http://www.japantimes.co.jp/culture/2016/11/19/books/shifting-sexual-norms-japans-literary-history/#.WD3eKNJ97IX  
Bản dịch chưa có sự đồng ý của người viết xin vui lòng đừng mang ra khỏi blog này. 
Đây là bài dịch mang tính chia sẻ miến phí, ngoài ra không còn mục đích nào khác. 
Người dịch: Hina.K 
Đây là phần mở đầu trong loạt bài gồm ba phần viết về tình dục trong văn học Nhật Bản của tác giả Damian Flanagan.


Tình yêu tuổi trẻ: Bản khắc gỗ của nghệ nhân Ishikawa Toyonobu (khoảng năm 1740) mô tả mối quan hệ giữa wakashu (cậu trai trẻ) và người đàn ông trưởng thành.
 (Credit image: http://www.japantimes.co.jp/wp-content/uploads/2016/11/p22-flanagan-sexual-a-20161120-870x627.jpg)

Hơn 3,000 phụ nữ và 900 đàn ông - đó là số người tình, tính được theo sự hồi tưởng, của nhân vật chính trong tiểu thuyết "Koshoku Ichidai Otoko"⑴ năm 1682 của Ihara Saikaku. Saikaku, sinh năm 1642 tại Osaka, trở thành một nhà thơ nổi tiếng viết về sự thay đổi, cởi mở trong tình dục vào thời Edo (1603-1868) một góc hoan lạc không hề có sự mặc cảm đến mức đáng kinh ngạc: Trong bộ tuyển tập "Koshoku Gonin Onna"⑵ năm 1685, ông khai thác về cuộc sống tình cảm của những phụ nữ hăm hở, trong "Koshoku Ichidai Onna" ⑶ xuất bản 1686, ông viết một đoạn ngắn về đồng tính nữ, và trong "Nanshoku Okagami" ⑷ năm 1687, tuyển tập chỉ tập trung riêng biệt về tình yêu đồng tính nam.

Sự phóng khoáng trong tình dục giới tính của những nhân vật Ihara có vẻ đã vượt ra khỏi xã hội Nhật Bản đầy sự bảo thủ đương thời. Ngày nay, sự công nhận dành cho cộng đồng LGBT đã trở thành đề tài tranh luận trong đất nước, mặc dù những nước vốn bảo thủ truyền thống như Ireland cũng đã công nhận hôn nhân đồng tính thì Nhật Bản dần bị tụt lại phía sau. Một phán quyết pháp lý gần đây thậm chí còn từ chối quyền của đối tượng kết hôn (thực tế là phụ nữ) được giữ tên họ sau khi kết hôn, với ý nghĩa bảo vệ "những giá trị gia đình truyền thống".

Mặc dù chủ nghĩa bảo thủ trong xã hội Nhật Bản hiện nay xuất hiện mẫu thuẫn với xu hướng tự do của phương Tây, và nó cũng mâu thuẫn với quá khứ của đất nước. Các nhà văn, trải dài từ Ihara đến những nhà văn hiện đại như Natsume Soseki và Yukio Mishima, thường tiếp cận về tình dục giới tính với một sự tò mò. 



Khi Mishima đặt bút viết cuốn tiểu thuyết tượng trưng cho mình năm 1949 "Kamen no Kokuhaku"⑸, ông tuyên bố rằng ông sẽ viết một cuốn tiểu thuyết khai phá về những điều cấm kỵ về ham muốn tình dục đồng giới mà không ai viết - và chỉ báo hiệu trước qua những tác phẩm của các nhà văn Châu Âu như Adre Gide và Jean Cocteau. Mishima không hề phóng đại: lời "thú tội" thẳng thắn về ham muốn tình dục đồng giới và thống - ác dâm (sadomasochistic) gây nên một sự xúc động mạnh mẽ tại Nhật Bản. Sử dụng các phân tích của những nhà tình dục học Châu Âu như Havelock Ellis và Magnus Hirschfeld, Mishima nói rằng ông viết về thứ được gọi là "đảo ngược tình dục" và rằng lời "thú tội" của ông chính là "cách thức hiệu quả nhất trong liệu pháp điều trị tâm lý". Làm thế nào mà Nhật Bản, một đất nước đã từng chấp nhận nanshoku (tình dục đồng giới nam) như vậy, lại cắt đứt kết nối với dòng văn học tự do giới tính trong quá khứ?

Tiểu thuyết vào thời Minh Trị (1868-1912), chủ đề về đồng tính được thể hiện tinh tế. Chẳng hạn như, không mấy độc giả có thể để ý được các nhân vật nam trong tiểu thuyết "Nowaki" (1907) của Natsume Soseki được mô tả dưới mối quan hệ là "người yêu". Nhìn lại, văn học của thời tiền Edo đầy rẫy những ham muốn tình yêu đồng tính. 

Lấy ví dụ nữa là câu chuyện ma ngắn "Kikka no Chigiri"(Ước hẹn Hoa cúc), xuất bản năm 1776. Trong đó, một vị samurai đã có một lời hứa rằng sẽ trở lại đúng vào thời điểm Lễ hội Hoa cúc để thăm một học giả nhà Nho, người đã chăm sóc anh khỏe lại. Thế nhưng khi ấy, anh lại bị giam giữ ở một nơi rất xa và nhận thấy rằng mình không thể hoàn thành lời hứa được. Cách giải quyết? Anh đã tự tử và cho linh hồn đã được giải phóng của mình thực hiện lời ước hẹn. Đây có phải là một câu chuyện cổ cao thượng về lòng trung thành của samurai hay là một câu chuyện về tình yêu mãnh liệt của hai người đàn ông đến độ một bên thà chết chứ không muốn làm đối phương thất vọng? Biết rằng hoa cúc là biểu tượng cho mối quan hệ đồng tính luyến ái ở Nhật Bản, nó chắc hẳn là sẽ được đặt giả thuyết sau này.

Trong truyền thống đạo Do Thái, đạo Kito và đạo Hồi thì đồng tính luyến ái bị ngăn cấm, nhưng ở Nhật Bản, đất nước mà tư tưởng về sự tôn kính, lòng trung thành và cống hiến của đạo Phật và Nho giáo được đề cao, mối quan hệ cùng giới tính lại được chấp nhận. Từ thời Heian (794-1185), nhiều đền thờ và tu viện của đạo Phật tại Nhật - nơi mà tụ tập đa số nam giới và thường tách biệt với xã hội - được biết đến rộng rãi như là một cái ổ của các mối quan hệ đồng giới.

Sợi dây liên kết đồng giới giữa các samurai, trong khoảng thời gian ấy, được nuôi dưỡng bởi mối quan hệ giữa các cậu trai trẻ - wakashu (若衆・わかしゅ/ từ dùng để chỉ các cậu trai trẻ tuổi, học việc hoặc những diễn viên kịch kabuki trẻ tuổi mới vào nghề) học tập từ những người đàn ông lớn tuổi. Mối quan hệ ấy được xem là trân quý với cả hai bên và là nền tảng của một tình bạn suốt đời - và được dùng như tiếp thêm sức mạnh cho các mối quan hệ, cho những samurai trẻ tuổi động lực để họ có thể xả thân chết vì lãnh chúa của mình. Một trong những ví dụ khá nổi tiếng, sau này được tác giả Tsuruya Namboku IV dựng lại qua nhiều vở kịch kabuki, đó là sự tận tâm của cậu bé 17 tuổi Mori Ranmaru (1565-1582) với lãnh chúa tàn bạo Oda Nobunaga (1534-1582). Nó mãnh liệt đến độ mà cậu muốn chết cùng với lãnh chúa của mình - bằng cách tự mình kết liễu.

Khi mà wakashudou (若衆道/ từ chỉ con đường đuổi theo và phục vụ, học tập những người đàn ông lớn tuổi hơn của các cậu trai trẻ) vào thời Edo lan tỏa sang tầng lớp trung lưu với tư tưởng thương mại hóa và ham vui, dẫn đến sự gia tăng của số kỹ nam và những diễn viên kabuki trẻ tuổi thường bán thân phục vụ ngoài giờ vào ban đêm, nhằm thỏa mãn nhu cầu cả nam lẫn nữ.

Mặc dù đây có thể là một sự cám dỗ, khi nhìn về thái độ đối với tình dục của thời đại này thoải mái và rộng mở so với những cấm đoán sau này của thời Minh Trị. Nhưng cũng không được quên rằng cái được cho là "chủ nghĩa tự do" này đã hoạt động dưới những cơ cấu quyền lực kỷ luật cao được điều hành bởi chế độ gia trưởng. Những thái độ thoải mái về tình dục và giới tính không hề dẫn đến những điều mà bị xem rằng phá vỡ trật tự xã hội - như người phụ nữ buộc phải phục tùng chồng của họ hay hành động ngoại tình là một hành vi phạm tội mà hình phạt là tử hình (cho cả nam lẫn nữ).

Về khía cạnh đàn áp trong giá trị đạo đức thời Edo được dựng lại qua những vở bunraku (thể loại kịch nói hài) và kabuki của Chikamatsu Monzaemon (1653-1725). Và còn, những hậu quả khủng khiếp của ngoại tình được dựng lại thành những bộ phim kinh điển, chẳng hạn như "Chikamatsu monogatari" (Chuyện kể của Chikamatsu) bởi đạo diễn Mizoguchi Kenji, dựa trên một vở kịch của Chikamatsu năm 1715.

Trong giai đoạn này, khu vực gọi là khoái lạc được phân định là chỉ chấp nhận trong phạm vi cho đàn ông giải tỏa những khó khăn và năng lực tình dục với kỹ nữ/nam trước khi trở về tuân theo xã hội. Phải lòng với một người bán thân bị ràng buộc thường lãnh hậu quả chết người - một cốt truyện đầy những sự bi kịch, trong đó có vở "Shinju Ten no Amijima" (Tự tử cùng người tình tại Amijima) năm 1720 của Chikamatsu.

Trong luật lệ này, Mạc Phủ cầm quyền theo dõi các khu vực này rất nghiêm ngặt để bảo đảm rằng họ không đi quá giới hạn. Thời Edo có một dãy sắc lệnh dài do Mạc Phủ ban hành cấm những hành vi vô đạo đức, bảo gồm việc cấm các sách, ảnh đồi trụy. 

Các nhà văn tại Nhật Bản đã luôn khám phá về những sự phức tạp của các đặc tính tình dục qua bao nhiêu thế kỷ. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, với một đất nước mở cửa với Phương Tây, các biểu hiện về tình dục bắt đầu đóng lại và văn học dần phù hợp với những giá trị đạo đức nghiêm túc và sự kỳ thị đồng tính mạnh mẽ của dòng tiểu thuyết thời Victoria.

Chủ nghĩa tự do tình dục truyền thống đã chìm dưới đạo lý ngoại nhập về các luân lý tình dục hà khắc, văn học Nhật đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc. Và với các nhà văn thay đổi hướng đi, sự thấu hiểu quá khứ tình dục đầy màu sắc của đất nước mình đã thay đổi.

⑴ 好色一代男/Koshoku Ichidai Otoko/Một người đàn ông háo sắc: tên tiếng Anh là "The Life of an Amorous Man", câu chuyện mô tả những cuộc đuổi bắt và sự điên cuồng trong thời đại rực rỡ nhất Nhật Bản, thời Edo, khi mà các nhà thường dân giàu có có thể vượt lên trên cả tầng lớp võ sĩ, và họ tham thích cuộc sống phóng khoáng, dễ dãi trong các nhà nghỉ mát ở Nhật. Người anh hùng, Yonosuke, tên của anh có nghĩa là "Người đàn ông của thế giới", với thời thơ ấu dậy thì sớm anh đã sớm tiếp cận với sự nghiệp tình ái của mình. Các cuộc phiêu lưu tình ái của anh được ghi chép lại, luôn chân thật và có đôi lúc bi ai. Các phác thảo về các nhân vật nữ (đôi lúc có nam) mà anh dính líu đến được mô tả một cách sống động. 

⑵ 好色五人女/Koshoku Gonin Onna/Năm người phụ nữ dâm đãng: tên tiếng Anh là "Five Women Who Loved Love", câu chuyện về năm người phụ nữ luôn chủ động trong chuyện tình ái, tình dục và các cuộc phiêu lưu đầy sự cấm đoán. 5 nhân vật chính là Onatsu, người với độ tuổi mười sáu nhạy cảm luôn khôn ngoan trong cách yêu; Osen, một người vợ chung thủy cho đến khi bị buộc tội ngoại tình một cách vô cớ; Osan, một người đẹp Kyoto ngủ nhầm giường; Oshichi, sẵn sàng đốt cả thị trấn để gặp người yêu samurai của cô; và Oman, người phải cạnh tranh với những chàng điển trai để chinh phục người cô yêu. 

⑶ 好色一代女/Koshoku Ichidai Onna/Người phụ nữ dâm đãng: tên tiếng anh là "The Life of an Amorous Woman", chuyện về một người đàn ông sống ở Kyoto, ông đi du lịch cùng với những người bạn đến Saga và gặp một người đàn bà sống trong một túp lều, họ ngồi nghe kể về câu chuyện của bà ta. Bà mà một người sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng bị mất đi vị thế của mình, bà phải lăn lộn giữa đời với những niềm hoan lạc lẫn sự rắc rối biến bà từ một tiểu thư Daimyo trở thành một gái điếm, một kẻ lang thang. Trong mỗi chặng đường, bà đều cố gắng trườn bò trở lại làm bản thân mình, nhưng bản chất của bà lại tiếp tục khiến bà thất bại. 

⑷ 男色大鑑/Nanshoku Okagami/Tấm gương soi về đồng tính luyến ái nam: tên tiếng anh là "The Great Mirror of Male Love", tác phẩm là tuyển tập 40 câu chuyện mô tả mối quan hệ đồng tính luyến ái nam giữa những samurai với các cậu trai, giữa những diễn viên kabuki trẻ tuổi với các khách hàng thường xuyên thuộc tầng lớp trung lưu của mình. Saikaku chọn đề tài đồng tính bởi vì nó có sức hấp dẫn rộng rãi với cả những samurai ở Edo lẫn thị dân ở Kyoto và Osaka, chính là những độc giả thường xuyên của ông. Mối quan hệ đồng tính giữa người đàn ông lớn hơn và cậu trai trẻ là một điều phổ biến trong văn hóa tiền hiện đại của Nhật Bản mà không hề có bất cứ sự kỳ thị nào. Khi cậu trai trẻ đến tuổi 19, cậu sẽ trải qua lễ trưởng thành của mình sau mối quan hệ giữa người đàn ông lớn tuổi hơn.

⑸ 仮面の告白/Kamen no Kokuhaku/Lời thú tội của cái mặt nạ: tên tiếng anh là "Confession of the Mask", tác phẩm là câu chuyện về một người thiếu niên phải học cách sống với một sự thật cay đắng rằng cậu khác với các cậu trai đồng lứa khác. Nhân vật chính của Mishima là phát hiện rằng anh đang dần trở thành một người đồng tính tao nhã, sau thế chiến thứ 2. Để sống sót, anh phải sống đằng sau lớp mặt nạ của những khuôn phép. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét