Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

[Văn hóa] Cổng Torii

Nguồn: Religion: Torii  
Dịch bởi Hina.K | Bản dịch phi lợi nhuận, vui lòng không mang đi chỗ khác khi không có sự cho phép.


Torii là cổng hoặc mái vòm dẫn vào khu vực Shinto (Thần đạo) hoặc khu vực linh thiêng truyền thống của Nhật. Torii (鳥居 【とりい】, Điểu Cư, nơi đậu của chim) xuất hiện đầu tiên ở Nhật vào thế kỷ X (thời Heian) và được làm theo cách truyền thống nhất là bằng đá hoặc gỗ, sau này trải qua nhiều biến chuyển nên cổng dần được làm từ đồng, bê tông cốt thép, thép không gỉ và một vài vật liệu khác. Thậm chí còn sót lại những cổng không sơn hoặc được phủ một lớp sơn chu sa (một lớp sơn tự nhiên màu đỏ). Thường thì một cổng torii sẽ được đặt tại cửa vào của khuôn viên đền thờ. Còn với trường hợp nhiều cổng torii gộp lại, thì cổng đầu tiên và lớn nhất được gọi là ichi no torii (一の鳥), đôi khi nhiều cổng torii được xếp hàng với nhau tạo thành một đường hầm hoặc mái vòm thực sự. Nơi tuyệt nhất để ngắm cổng torii chính là đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, nơi mà một lớp cổng dài bất diệt được đặt xếp hàng nhau. 




Cổng torii trong tranh của Hokusai  


Nguồn gốc và Chức năng


Bởi vì sự ảnh hưởng ở Châu Á nên có nhiều người cho rằng Torii lấy cảm hứng từ Torana của Ấn Độ, Pailou (牌坊, páifāng,Bài Phường) của Trung Quốc hay Hongsalmun (紅箭門, Hồng Tiễn Môn) của Triều Tiên. Đến bây giờ vẫn chưa có lời đáp rằng Torii là sản phẩm của văn hóa bản địa của người Nhật hay là du nhập từ bên ngoài. Nhưng điều rõ ràng duy nhất chính là, chức năng của những cánh cổng này là ngăn cách thứ trần tục, ô uế ra khỏi sự thiêng liêng. 

Về cái tên Torii cũng có nhiều lời giải thích về nguồn gốc của nó: Cả tori-iru (通り入る) có nghĩa là "đi xuyên qua và bước vào" hay là như được đề cập ở trên tori鳥 (chim) và iru居 (nơi để đậu), có nghĩa là giá để chim đậu. Có một mối liên hệ cổ xưa giữa con chim và cái chết ở Nhật Bản, trong cả Kojiki (Cổ Sự Ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) đều đề cập đến Hoàng tử Yamoto Takeru hóa thành chú chim trắng sau khi chết, và chọn được chôn cất với hình dạng như vậy. Cuối cùng, mộ phần của người được gọi là Shiratori Misasagi (Bạch Điểu Lăng). Nhiều văn kiện cổ của Nhật cũng đề cập về mối liên hệ mật thiết của linh hồn người chết và chim trắng.






Các loại Torii


Có nhiều loại cổng Torii khác nhau, phụ thuộc vào:

- Cột (柱 Hashira) của cổng thẳng vuông góc hay là nghiêng nhẹ.
-  Lanh tô (笠木 kasagi, là bộ phận ở trên khung cửa) thẳng hay là uốn cong.
- Xiên ngang (貫 nuki) được đặt bởi một cách nêm nhô ra ngoài hay không nhô ra.

Ngoài ra, còn có vô số các hình dạng biến thể hoặc kết hợp thường sẽ được đặt tên sau khi đền đó trở nên nổi danh. 

Kiểu Shinmei (神明鳥居, Thần Minh Điểu Cư)


Kiểu cổng Torii đơn giản và cổ xưa nhất chính là dòng họ Shinmei, đặc trưng của nó là Kasagi thẳng, hashira tròn và vuông góc và nuki thẳng không thanh chống (Gakuzuka 額束). Ví dụ điển hình cho kiểu cổng Shinmei là cổng torii ở trong và ngoài đền Ise (伊勢鳥居 Ise Torii) ở tỉnh Mie hay là Kasuga torii của đền Kasuga taisha (ichi-no-torii 一の鳥) ở tỉnh Nara. Thời Minh Trị thấy việc hình thành của "Thần đạo quốc gia" (国家神道 Kokka Shintou) hướng đến việc tạo nên một ý thức về sự thống nhất dân tộc và bản sắc văn hóa ở người Nhật. Đền thờ trong thời kỳ đó, chẳng hạn như đền Yasukuni (靖国神社 Yasukuni jinja) ở Tokyo, cổng torii được xây dựng theo kiểu Shinmei cổ xưa. 




Các kiểu cổng Shinmei torii


Đền Ise


Đền Yasukuni 


Đền Itsukushima ở Miyajima, Hiroshima.



Kiểu Shime hoặc Churen (注連鳥居 Chú Liên Điểu Cư)


Không có chắc là Shime được xem là một loại chính thức của cổng torii hay chỉ đơn thuần là một hình thức cổ xưa của loại shinmei torii thôi hay không. Thông thường, dây thừng (注連縄 shimenawa, một loại dây thừng được trong đền thờ đuổi ma quỷ) được cột ở cột cổng để đánh dấu trong và ngoài đền thờ. Shime torii nổi tiếng nhất mà ta có thể thấy được ngày nay là cổng ở trước phòng thờ (
拝殿 haiden) tại đền Oumiwa (大神神社) ở Nara. Một ví dụ khác là đền Yasaka (八坂神社 裏門) ở Toyonaka tỉnh Osaka.

Shimenawa là độ dài của dây thừng để bện rơm lúa, được sử dụng trong các lễ thanh tẩy của Thần đạo. Họ có thể thay đổi đường kính từ một vài cm sang vài m, và thường được trang trí bằng shide (紙垂, giấy trắng được gấp hình zig-zag). Không gian được bao lại bởi Shimenawa thường là nơi thanh khiết hoặc linh thiêng, chẳng hạn như đền thờ Thần đạo.



Đền Oumiwa (大神神社) ở Nara (credit ảnh: findtravel



Kiểu Myoujin (明神系鳥居 Minh Thần Hệ Điểu Cư)


Kiểu cổng Myoujin Torii chính là loại torii phổ biến nhất. Đặc trưng của nó là lanh tô cong (kasagi 笠木 và shimaki 島木 lanh tô thứ hai). Cả hai đều uốn cong lên trên. Kusabi (楔 nêm), nuki (貫) và Gakuzuka (額束, thanh chống được che bằng một tấm bảng mang tên của đền) cũng xuất hiện. Cột trụ (柱 Hashira) nghiêng nhẹ. Myoujin torii được làm từ gỗ, đá, bê tông hoặc các vật liệu khác và được sơn màu châu sa hoặc không sơn. 


Kiểu Myoujin torii


Ví dụ:

Torii tại Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社) ở Tanabe, tỉnh Wakayama và tại chùa Shitennou (四天王寺) ở Osaka. Nghe nói rằng hồi xưa torii còn được dùng làm cổng của chùa Phật giáo. Và thậm chí thời nay ngôi chùa nổi tiếng ở Osaka, Shitennouji, được xây dựng vào năm 593 bởi thái tử Shoutoku và là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Nhật Bản, có torii. 



Kumano Hongu Taisha (熊野本宮大社)




Chùa Shitennouji (四天王寺) ở Osaka






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét